circle
Kiến thức

Câu hỏi Gợi mở (Phần 2)

Tròn Lành
3 phút

Tôi cho rằng có 4 loại lời gợi mở: Suy ngẫm, Hiện tại, Suy đoán và Tưởng tượng.

  • Lời gợi mở Suy ngẫm mời gọi những câu chuyện về trải nghiệm trong quá khứ.
  • Lời gợi mở Hiện tại tập trung vào những gì đang xảy ra trong vòng tròn ngay lúc này.
  • Lời gợi mở Suy đoán mời gọi những suy nghĩ về các khả năng trong tương lai dựa trên những gì đã xảy ra.
  • Lời gợi mở Tưởng tượng tạo không gian cho những suy tưởng điên rồ nhất vượt ngoài mọi kế hoạch. (Nhà vật lý David Bohm tin rằng những đột phá khoa học nói chung là kết quả của những Lời gợi mở Tưởng tượng này.)

Trước khi áp dụng một lời gợi mở, chúng ta luôn luôn nên đảm bảo rằng mọi người trong vòng tròn đều có hứng thú với nó, và có thể có một câu chuyện để kể về nó. Bạn có thể nói rõ rằng “Đây là lời gợi mở mà tôi đang cân nhắc cho vòng tròn hôm nay: … Mọi người thấy sao?”.

Trước khi bắt đầu vòng tròn, bạn có thể đưa ra lý do đưa ra chủ đề này và nhận được sự đồng thuận nhất trí để tiếp tục. Đây là sự lãnh đạo minh bạch. Người thiếu kinh nghiệm thường có một sai lầm khi bắt đầu vòng tròn, đó là họ sẽ kêu gọi sự chú ý về mình và sau đó tuyên bố: “Lời gợi mở của ngày hôm nay là…”. Nếu bạn làm điều này, bạn vẫn chưa xác định được lý do để bắt đầu và học sinh chưa thật sự sẵn sàng để lắng nghe trọn vẹn và chia sẻ chân thành. Tốt hơn nên thảo luận một chút về chủ đề và lời gợi mở, và hỏi nhóm xem nó có phù hợp với họ không và liệu họ đã sẵn sàng bắt đầu hay chưa, còn hơn bắt đầu chỉ vì đã đến giờ bắt đầu vòng tròn. Học sinh có thể nói với bạn, bằng đủ mọi cách, rằng họ không sẵn sàng tham gia vòng tròn. Học cách tìm hiểu để nhận ra điều này và cung cấp một giải pháp thay thế.

Nguồn: Internet

Bao gồm các bổ ngữ chi tiết trong lời dẫn của bạn sẽ giới hạn phạm vi của những câu chuyện có thể được kể. Chẳng hạn như "Kể về khoảng thời gian bạn chơi đẹp với một người khác" sẽ có ít câu chuyện hơn chỉ đơn giản là “chơi với một người khác”. “Kể về khoảng thời gian bạn học được điều gì đó” sẽ mang lại nhiều câu chuyện hơn là “Kể về khoảng thời gian bạn học được điều gì đó quan trọng”. Một nguyên tắc chung là cố gắng hạn chế các bổ ngữ, đặc biệt là khi chúng “dẫn dắt” hoặc ngụ ý một chỉ thị đạo đức được xác định trước hoặc ngầm đưa tới một mục đích. “Kể về khoảng thời gian bạn bị căng thẳng” tốt hơn là “Kể về khoảng thời gian bạn bị căng thẳng và bạn đã xử lý tốt nó”. Tốt hơn là bạn nên cho phép mọi người được phản hồi, được kể chuyện với mọi sắc thái vốn có của đời sống con người, rồi sau đó hẵng xem xét điều gì có thể hữu ích, lành mạnh, nhân ái hoặc phù hợp.

Có một số chiến lược giúp bạn làm rõ các lời gợi mở:

  • Trước khi đi vào vòng tròn, hãy kiểm tra với học sinh xem liệu họ có hiểu lời gợi mở hay không. Yêu cầu học sinh giúp bạn hình thành lời gợi mở.
  • Cả nhóm cùng động não làm rõ và xác định các từ khóa trong lời gợi mở.
  • Cả nhóm cùng tạo một danh sách các thuật ngữ liên quan đến từ khóa chính có trong lời gợi mở. Sau đó, hỏi nhóm xem họ đã từng có trải nghiệm với ít nhất một trong những điều được liệt kê chưa. Loại bỏ các yếu tố làm giới hạn câu trả lời hoặc dẫn dắt câu trả lời theo 1 hướng nào đó.

Lời gợi mở phù hợp với sự phát triển: Khi bạn đưa ra lời gợi mở, hãy xem xét phạm vi trải nghiệm của những người trong nhóm của bạn. Theo Hiệp hội Quốc gia về Giáo dục Trẻ nhỏ (NAEYC), có ba cân nhắc cốt lõi trong việc xác định “thực hành phù hợp với sự phát triển”: kiến ​​thức về các giai đoạn phát triển (phù hợp với lứa tuổi), sở thích, khả năng và nhu cầu cá nhân của trẻ; và sự phù hợp về văn hóa và xã hội.

Các giai đoạn phát triển được trình bày rõ ràng bởi Jean Piaget, Erik Erikson và nhiều người khác được các nhà giáo dục biết đến và có thể cung cấp hướng dẫn khi chúng ta cân nhắc những lời gợi mở và chủ đề thảo luận phù hợp với lứa tuổi. Ví dụ: một đứa trẻ trong giai đoạn “tiền hoạt động” của Piaget sẽ được thử thách để suy nghĩ theo nhiều khía cạnh. Do đó, lời gợi mở yêu cầu một đứa trẻ năm tuổi xem xét một tình huống theo quan điểm của người khác cần cân nhắc. Tương tự, lời gợi mở cho thiếu niên về trải nghiệm “thân mật” có thể sẽ phải được thiết kế lại, vì Erickson gợi ý rằng khả năng hiểu sự thân mật của chúng ta chỉ bắt đầu khi trưởng thành.

Đọc Phần 1 tại đây: https://www.tronlanhvietnam.com/blog/cau-hoi-goi-mo-phan-1

Nguồn bài viết: Blog của Cộng đồng thực hành Vòng tròn CWP

circle

Nhận bản tin hàng tháng và các tài nguyên hữu ích từ Tròn Lành